Thứ Ba, 20/02/2024 - 17:06
Lối chơi mà HLV Philippe Troussier áp dụng cho ĐT Việt Nam không hoàn toàn phù hợp với câu chuyện kiểm soát bóng thực tế. Vấn đề chính nằm ở cách ĐT Việt Nam được điều hành dưới thời nhà cầm quân người Pháp, nhưng thực tế lại có một khía cạnh khác.
Nhìn từ việc ĐT Việt Nam dừng bước ở VCK Asian Cup 2023 cũng như 2 đội tuyển chọn lựa cách chơi phòng ngự phản công gồm Jordan và Qatar giành quyền vào chung kết, nhiều quan điểm đặt câu hỏi rằng Việt Nam có nên kiểm soát bóng hay không? Hay Có nên trở lại lối chơi phòng ngự phản công hay không?
Thực ra khái niệm kiểm soát bóng ở góc độ khán giả xem bóng đá phổ thông có thể hiểu đơn giản là: Áp đặt trận đấu. Mô típ chuẩn mực nhất cho cách hiểu này là Barcelona thời đỉnh cao giai đoạn 2009 – 2014. Đối lập cho trường phái này thì mọi người cũng hay lấy mô típ của Chelsea thời Mourinho giai đoạn 2004-2005. Đó là kiểu phòng ngự phản công thực dụng.
Nếu không có điều kiện theo dõi trọn vẹn cả trận đấu, 2 thông số cơ bản mà người xem thường lấy làm căn cứ. Đó là Kiểm soát bóng và Số lần dứt điểm (trúng đích). Quay trở lại câu chuyện Asian Cup, nhiều người đang mặc định các đội cầm bóng ít hơn đang thành công hơn. Điều này không hoàn toàn đúng. Đồng ý 2 đội bóng đi đến trận chung kết Asian Cup 2023 là Jordan và Qatar cầm bóng ít hơn các đối thủ mà họ phải gặp gồm Hàn Quốc, Iran tại bán kết. Nhưng điều đó không có nghĩa cả 2 đội này đều lựa chọn việc ít cầm bóng hơn đối phương xuyên suốt cả giải.
Một thống kê chỉ ra rằng, tính 14 trận đấu từ vòng 1/8 Asian Cup trở về sau, 7 trận đấu chứng kiến các đội cầm bóng nhiều hơn thắng lợi. Nửa còn lại, đương nhiên thành công thuộc về đội ít kiểm soát bóng hơn trên phương diện thông số.
Cũng từ câu chuyện Qatar, Jordan kể trên để đặt bối cảnh lối chơi. Ví dụ, Hàn Quốc, Iran, Nhật Bản… vốn ở thế cửa trên tại châu Á. Rõ ràng, ở thế đó, họ buộc phải cầm bóng nhiều hơn, khi đối thủ của họ có xu hướng chấp nhận ít cầm bóng hơn, chơi phòng ngự. Bóng đá không thể có chuyện cả 2 cùng vào thế cửa dưới, nhường bóng cho nhau. Nên hẳn nhiên, ngoài góc độ chủ quan triết lý, thì việc một đội cửa trên cầm bóng nhiều hơn là điều dễ hiểu
Câu chuyện trở lại với Việt Nam. Chúng ta đương nhiên sẽ kiểm soát bóng nhiều khi gặp Lào, Brunei, Malaysia… Ngược lại, rất khó để Việt Nam cầm bóng được khi gặp Nhật Bản, Hàn Quốc, Iran.
Và điều mà bất cứ HLV nào cũng muốn đó là cầu thủ của mình phải biết làm gì khi ở tình thế đấy? Đó mới là cốt lõi của vấn đề. Ngay cả khi bị phòng ngự, không có bóng, họ vẫn phải biết cách để kiểm soát trong tâm lý, đội hình,… Khái niệm nâng cao chuyển đổi trạng thái qua 4 giai đoạn: có bóng, sắp mất bóng, mất bóng, có bóng cũng liên quan đến câu chuyện trên.
Đối chiếu giữa HLV Park Hang Seo và Troussier. Quả thực Việt Nam thời ông Park có xu hướng đá phòng ngự phản công. Trong khi ông Troussier muốn Việt Nam đá kiểm soát bóng hướng tấn công. Sơ đồ định hình của 2 HLV này phần nào lại càng chứng minh. Với ông Park, sơ đồ đa phần là 5-3-2. Còn với ông Troussier, hình mẫu ông hướng đến là 3-2-5. Tất nhiên tùy vào các đối thủ mạnh hay yếu, sơ đồ của Việt Nam thời ông Park, Troussier sẽ có những đổi thay.
Luồng tư tưởng của cả 2 HLV này cũng đối lập. Ông Park thích chọn lối chơi thực dụng, đặt trọng tâm phòng ngự để thắng, dù rằng ở thời HLV này, ĐT Việt Nam luôn nhập cuộc ở hướng tấn công nhằm sớm có bàn dẫn trước. Ông Troussier chọn hệ suy nghĩ nếu đã thủng lưới thì hãy cố ghi bàn nhiều hơn.
Vậy nên từ căn cứ này, thay vì đặt câu hỏi chung chung như Việt Nam có nên đá kiểm soát bóng hay trở lại phòng ngự phản công, người hâm mộ có thể hướng về một góc độ cụ thể hơn. Đó là ĐT Việt Nam có nên chọn tấn công bù thủ kiểu Troussier hay trở lại câu chuyện đặt trọng tâm phòng ngự bù tấn công như thời HLV Park?
Trong bối cảnh này, việc trở lại theo luồng tư tưởng như HLV Park định hình là hợp lý. Nhất là trong bối cảnh hàng công Việt Nam vẫn đang bị lép vế tại V.League, với sự hiện diện quá nhiều các tiền đạo ngoại.
Ở góc độ của HLV Troussier, nhà cầm quân người Pháp kỳ vọng giúp Việt Nam giải quyết câu chuyện chủ động chơi bóng, trong các tình huống khác nhau. Căn cứ từ việc Việt Nam bị lép vế, thụ động ở đa số các trận đấu tại vòng loại 3 World Cup 2022, ông Troussier mong cầu thủ của mình phải chủ động chơi, tự tin trước các mạch chuyển tiếp trận đấu. Tức là khi có hay không có bóng, Việt Nam phải chủ động làm gì.
Tuy nhiên, điều mấu chốt mà Việt Nam của ông Troussier chưa làm được thuần thục là làm thế nào để đưa được quả bóng về 1/3 sân đối phương. Thành ra, đội dù có cố gắng cầm quả bóng nhưng đa số nằm ở khu vực sân nhà. Mỗi khi chuyển tiếp giai đoạn, Việt Nam không làm tốt. Vấn để này nằm từ đâu? Có thể đến từ con người. Nhưng nó cũng nằm từ chính cách dùng người và lên phương án của ông Troussier.
Bài tấn công chủ động được xem là đặc sản của vị HLV này suốt 1 năm qua có thể nhìn nhận là xẻ nách ở biên. Nhưng ngay cả thế thì “ngón đòn” này vẫn chưa thuần thục, trơn máy
22-03-2024
Trong việc lựa chọn địa điểm thi đấu, tôi đồng ý với quyết định chọn sân Bung Karno. Một số người có thể cho rằng đây là một quyết định tiêu...
17-03-2024
So với Asian Cup 2023, ĐT Việt Nam vẫn thiếu một số cầu thủ trụ cột do chấn thương. Tuy nhiên, ở vị trí thủ môn, sự vắng mặt của Văn Lâm không gây quá...
11-03-2024
Thể Công Viettel đánh bại CA Hà NộI cực gắt với tỉ số 3-0! Trận đấu giữa Thể Công Viettel và CA Hà Nội đang thu hút sự chú ý của người hâm mộ. Đây...
22-03-2024
Giai đoạn lượt đi V-League 2023/24 đang dần kết thúc và đội bóng cần điều chỉnh nhân sự để chuẩn bị cho chặng nước rút sắp tới. CLB Becamex Bình Dương...
11-03-2024
Trận đấu giữa Nam Định và Thanh Hóa được coi là trận chung kết lượt đi V.League 2023/24 khi cả hai đội được đánh giá là những ứng viên hàng đầu cho...
BẢNG XẾP HẠNG
KẾT QUẢ